1. Khách sạn Independence, Sihanoukville
Được biết đến với cái tên “Khách sạn 7 tầng” hay “Khách sạn ma”, khách sạn Independence từng là một biểu tượng cho sự thịnh vượng của những năm 1960 để rồi nhanh chóng sụp đổ sau đó không lâu và cuối cùng bị bỏ hoang.
tour campuchia sihanoukville
Khách sạn Independence từng thuộc tài sản của nhà nước, nằm nổi bật trên bãi biển Independence và được hoàn thành vào năm 1964, dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư người Pháp M. Mondet và thiết kế nội thất của hoàng tử Norodom Sihanouk. Khách sạn là một điển hình của lối kiến trúc Khmer đương đại vào thời kì 1953 – 1970 với thảm lót sàn thông khắp các phòng và những ngọn đèn chùm pha lê Bohemia nhập khẩu.
Từ những bức ảnh cũ chụp khách sạn trong thời kì đỉnh cao, người ta thấy được lối kiến trúc tinh tế và cầu kì của nơi này. Với những tông màu chính như đỏ gạch, cam, đỏ, đen, xanh bạc hà, vàng, cùng sự sắc sảo trong thiết kế nội thất thật sự tạo nên một không gian nghỉ dưỡng đẳng cấp. Khách sạn này là điểm dừng chân ưa thích của giới thượng lưu Phnom Penh, đồng thời thu hút cả những vị khách đặc biệt như Cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ Jacqueline Kennedy và diễn viên điện ảnh người Pháp Catherine Deneuve.
Du lịch campuchia
Nhưng không lâu sau đó, khách sạn đóng cửa vào giữa những năm 1970 do bị Khmer Đỏ chiếm đóng. Các học giả cho rằng những tin đồn về việc nhốt tù nhân và vụ hành quyết hàng loạt đến nay vẫn còn là những ẩn số. Có lẽ sự chiếm đóng trong một thời gian của Khmer Đỏ cùng với những tội ác nổi tiếng đã góp phần khiến nơi này trở nên ma quái và huyền bí hơn bao giờ hết.
Khách sạn Independence tiếp tục bị bỏ hoang nhiều năm sau đó cho đến khi được mở lại vào năm 1982, nhưng rồi lại bị chiếm đóng bởi binh lính UNTAC vào những năm 1990. Cho đến năm 1999, Independence lại rơi vào tình trạng không một bóng người.
tour campuchia sihanoukville
Chủ khách sạn nói rằng có nhiều du khách vì tò mò mà đến ở khách sạn, tuy nhiên mọi thứ không theo đúng dự tính của họ vì thật sự không có gì xảy ra ở đây. Ngày nay, khách sạn Independence đã được tu sửa khang trang và đưa vào sử dụng với sứ mệnh phát triển thịnh vượng như thời kì hoàng kim khi xưa và hi vọng về một tương lai tươi sáng.
Click đặt ngay Khách sạn Campuchia với giá thấp nhất thị trường tại iVIVU.com
2. Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây từng là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21.
Du lịch campuchia
Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Khmer Đỏ, nơi đây giam giữ khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho rằng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Khmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Vừa bước chân vào trong, qua khỏi cánh cổng sắt, cảm giác ghê rợn liền ập đến: đầu tiên là 14 ngôi mộ nằm chặn ngay lối vào, tất cả đều vuông vức, thâm thấp giống nhau và đặc biệt không có bia mộ, nằm tập trung trên một khoảnh sân xi-măng lát sỏi. Những bức ảnh về cái chết của họ còn được lưu lại bên trong các phòng tra tấn – nơi mà giờ đây vẫn còn vương vãi những vệt máu thâm đen trên nền nhà, tường phòng.
Tại các trại giam to, hiện người ta cho trưng bày những bức ảnh, tranh vẽ sống động về thời đó, từ hình ảnh chiếc ghế sắt để nạn nhân ngồi chụp hình, các phạm nhân bị đánh đập tàn nhẫn, các cánh đồng chết đầy rẫy xương của những người bị Khmer Đỏ giết hại, các hình vẽ mô tả lại cảnh phạm nhân bị tra tấn. Thậm chí, tại một số phòng giam, họ còn kê những tủ gỗ đựng đầy sọ người với dòng chú thích: “Đây là xương của những người bị Khmer Đỏ giết hại”.
tour campuchia sihanoukville
Sự giết người man dại của chế độ Khmer Đỏ còn in dấu đậm nét tại các phòng tra tấn nạn nhân. Dãy phòng này gồm 14 phòng, chỉ kê vẻn vẹn một cái giường sắt và hộp đựng đồ tra tấn. Nạn nhân lên phòng này đều bị tra tấn man rợ đến chết.
Bằng hình ảnh, hiện vật cùng với các tư liệu, bảo tàng hiện nay thu hút đông đảo du khách đến từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, du khách vẫn còn e dè với bảo tàng do quá ghê rợn, và chính những điều mà du khách nhìn thấy khiến họ ghê sợ.
Du lịch campuchia
3. Khách sạn Bokor Palace
Nằm trên đỉnh một ngọn đồi cảnh quan kì thú, Bokor đã từng là một thị trấn phát triển mạnh về du lịch, nghỉ dưỡng dưới thời Pháp thuộc, nơi du khách chạy trốn khỏi cái nóng ngột ngạt của thủ đô Phnom Penh. Tuy nhiên, sau khi bị bỏ hoang hai lần, tất cả những gì còn lại ở nơi đây là một thị trấn ma với các tòa nhà đổ nát.
Những câu chuyện xoay quanh sự ra đời của Bokor Palace cũng khá rùng rợn. Những khu resort bỏ hoang được ủy quyền cho thực dân Pháp và được thi công trong suốt 9 tháng. Đến năm 1925, khi công trình hoàn thành, hơn 900 người dân Campuchia đã bỏ mạng vì sự hà khắc trong quá trình thi công. Đó cũng là nguồn gốc của những hiện tượng kì bí thường xảy ra ở khách sạn oan nghiệt này.
Ngày nay, Bokor đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng. Nằm trong một công viên quốc gia, du khách có thể khám phá và tìm hiểu lịch sử của các cuộc xung đột bạo lực vào thế kỉ 20 ở Campuchia.
4. Cánh đồng chết Choeung Ek
Nằm cách thủ đô Phnompenh 14,5km và chỉ mất 30 phút đi xe, cánh đồng chết Choeung Ek là nơi mang đến cho du khách cái nhìn chân thực và xót xa nhất về những điều kinh hoàng xảy ra trên đất nước Campuchia khi nằm dưới sự cai trị của Pol Pot.
Dưới chế độ Khmer Đỏ (1975-1979, ngay sau nội chiến Campuchia 1969–1975) đã có rất nhiều người Campuchia bị giết hại và chôn xác tại địa điểm gọi chung là cánh đồng chết. Theo tài liệu thống kê, có ít nhất 1.386.734 người đã bị hành quyết.
Chỉ nằm trên diện tích một sân bóng, nhưng có rất nhiều hố chôn tập thể được tìm thấy ở Choeung Ek. Ai đi đến đây cũng phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng vì bên dưới lớp đất đó có thể vẫn còn thi hài của những nạn nhân xấu số. Vào mùa mưa, lớp đất bị rửa trôi và những mảnh xương trắng bị lộ ra bên ngoài.
Du lịch campuchia
Ở trung tâm cánh đồng chết, có một đài tưởng niệm các nạn nhân xấu số, bên trong chất khoảng 8.000 hộp sọ, rất nhiều trong số đó còn lưu giữ những vết tra tấn độc ác bằng dao, rìu, khúc cây. Đây là phương pháp giết người tàn độc mà Pol Pot áp dụng chỉ để không muốn phí quá nhiều đạn vào việc tàn sát nhân dân. Đối với trẻ em, cách giết hại vô cùng dã man là đập người của các em vào thân cây cho đến chết.
Trong biên niên sử của những điều kinh hoàng nhất thế kỉ 20, Campuchia được xếp ở thứ hạng cao. Việc lưu giữ những hình ảnh về một quá khứ đau thương là cách người dân nước này nhắc nhở các thệ sau về một thời kì đen tối của dân tộc. Đồng thời những dấu tích của những nỗi đau cũng là cách để Campuchia phát triển các loại hình du lịch tham quan, lịch sử mà hiếm du khách nào có thể chối từ.
tour campuchia sihanoukville